Tổng hợp thông tin thuốc Statripsine


Statripsine là thuốc gì? công dụng như thế nào?

Statripsine là một loại thuốc chống viêm hoạt động dựa trên cơ chế thủy phân cắt đứt các protein viêm trong ổ viêm, làm bất hoạt các protein tham gia gián tiếp quá trình hoạt hóa phản ứng viêm, ngoài ra chúng còn được ứng dụng trong làm tan một số loại dịch tiết nhầy trong cơ thể điển hình là dịch nhầy được hô hấp và niêm mạc mắt.
Statripsine có số đăng kí là VD-21117-14.
Statripsine có thành phần chính là alpha – chymotrypsin với hàm lượng 4.2mg cùng với tá dược gồm một số thành phần như aspartam, magnesi stearat, hương bạc hà,… vừa đủ 1 viên.
Statripsine được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói: Statripsine được đóng gói trong hộp 2 vỉ x 10 viên nén hoặc hộp 5 vỉ x 10 viên nén.
Statripsine được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh STADA (Việt Nam – Đức).
Hình ảnh thuốc Statripsine


Dạng bào chế của thuốc Statripsine

·        Dạng bào chế: Viên nén
·        Hàm lượng: 4.2g
·        Quy cách: Hộp 2 vỉ x 10 viên; Hộp 5 vỉ x 10 viên

Cảnh báo khi sử dụng thuốc Statripsine

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).
Bạn không nên điều trị bằng thuốc này nếu bị rối loạn đông máu có di truyền, rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền, vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật, dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, bị dị ứng với các protein hoặc bị loét dạ dày.
Thuốc Statripsine chống chỉ định cho người bệnh bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thũng và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Statripsine trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Không nên sử dụng Statripsine cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc:

Alphachymotrypsin thường dùng phối hợp với các thuốc dạng enzym khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, chế độ ăn uống cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính alphachymotrypsin.
Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Mỹ), hạt đậu nành dại Cà chua nhiều loại protein ức chế hoạt tính của alphachymotrypsin. Các loại protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
Không nên sử dụng alphachymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi. Không nên phối hợp alphachymotrypsin với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.

Tác dụng phụ:

Không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng alphachymotrypsin ngoại trừ các đối tượng đã nêu trong mục thận trọng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở liều thường dùng các enzym không được phát hiện trong máu sau 24 - 48 giờ. Các tác dụng phụ tạm thời có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân. Một vài trường hợp đặc biệt có thể bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.
Nguồn: http://tracuuthuoctay.blogspot.com/

Xem thêm thông tin kiến thức tổng hợp

https://linhchigh.com/thuoc-statripsine-dieu-tri-benh-gi/
https://phongkhamchuyengan.net/thuoc-statripsine-co-nhung-hoat-chat-nao/
https://thongtinthuocaz.hatenablog.com/entry/Thuoc-Statripsine-gia-bao-nhieu
https://www.vietnamta.vn/blog/5527/thuoc-statripsine-la-gi-cong-dung-thuoc-statripsine-ra-sao/
https://www.techsite.io/p/1587440
https://tracuuthuoctay.blogspot.com/2020/06/Tong-hop-thong-tin-thuoc-Statripsine.html

Nhận xét